Tác động của NDC đối với quản trị doanh thu
Ngày nay, một đại lý du lịch đăng ký GDS có thể mua, đặt, định giá và xuất vé một hành trình cho khách hàng. Với năng lực phân phối mới (NDC) của IATA hiện đang được triển khai, sức mạnh định giá sẽ thay đổi từ GDS sang hãng hàng không. Một đại lý phải gửi yêu cầu về hành trình và giá từ một hãng hàng không trong môi trường của NDC và nhiệm vụ của GDS là chuẩn hóa nội dung không đồng nhất giữa các nhà cung cấp du lịch để hiển thị cho đại lý du lịch. Do đó, việc tạo và phân phối nội dung bằng cách tiếp cận này sẽ nằm trong phạm vi của hãng hàng không. Xu hướng của NDC và chuẩn giao tiếp mới dựa trên XML giữa các hãng hàng không và GDS là rất nhiều. Họ đang:
1. Cho phép hãng hàng không đề xuất sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
2. Cho phép các hãng hàng không cung cấp các đề xuất bán được cá nhân hóa với nội dung phong phú không có trong GDS. Đề xuất cá nhân hóa có thể tăng doanh thu tại thời điểm đặt chỗ với việc bán các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ như chỗ ngồi đặt trước, hành lý, Wi-Fi, sử dụng phòng chờ, bữa ăn, v.v.
3. Hiển thị các nhóm giá vé ở nhiều mức giá với giá trị ngày càng tăng để thúc đẩy hàng bán thêm (upsell).
4. Tối đa hóa doanh thu với định giá động và các gói bổ sung động dựa trên bối cảnh của chuyến du lịch. Có hai cách tiếp cận để định giá động đối với giá vé cơ sở: định giá theo thang và định giá liên tục.
5. Giảm tổng chi phí phân phối.
Việc áp dụng NDC không phải là không có những thách thức. Đầu tiên, khi quyền định giá chuyển từ GDS sang hãng hàng không, các hãng hàng không cần phải đầu tư nhiều hơn vào phần mềm và sức mạnh tính toán để đáp ứng mọi yêu cầu từ đại lý du lịch. Thứ hai, khả năng mở rộng là một mối quan tâm lớn và vẫn còn phải xem liệu NDC có thể mở rộng đến dung lượng GDS hiện tại để xử lý giao dịch mà không cần lưu vào bộ nhớ đệm những đề xuất bán của khách hàng không (Vinod & Huff, 2019). Lưu trữ các đề xuất có một nhược điểm là đề xuất có thể được lưu trữ theo phân khúc mục đích chuyến đi và việc lưu trữ đề xuất của từng khách hàng có thể không khả thi. Thứ ba, là việc xử lý các yêu cầu đặt chỗ chuyến bay liên chặng quốc tế (interline). Một sản phẩm phụ khác của NDC trong tương lai được gọi là quản trị doanh thu không theo hạng vé. Quản trị doanh thu mà không có thông tin về tình trạng sẵn có (availability) theo hạng đặt chỗ (booking class) là một sự khác biệt hoàn toàn so với môi trường hiện tại (Isler, 2016; Isler & D’Souza, 2009). Ngày nay, các hạng đặt chỗ được sử dụng để phân phối tình trạng còn chỗ bằng cách sử dụng trạng thái sẵn có (AVS) và kết nối trực tiếp giữa một hãng hàng không và GDS. Trong thế giới NDC, vì một hãng hàng không xử lý tất cả các yêu cầu, nên về mặt kỹ thuật, các hạng đặt chỗ không bắt buộc vì GDS không đặt chỗ và xuất vé cho khách hàng dựa trên RBDs. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng dựa trên mục đích chuyến đi, sẽ cần thiết để định giá động cho mỗi yêu cầu. Để hỗ trợ quản trị doanh thu không theo hạng vé, nên xây dựng đường cầu về giá theo phân khúc khách hàng để ước tính nhu cầu theo chuỗi các mức giá vé liên tục nhằm nắm bắt mối quan hệ tương giao nhu cầu qua các mức giá vé. Điều này đảm bảo việc chuyển đổi từ phạm vi giá vé rời rạc sang giá liên tục. Các đường cong này lý tưởng nên được xây dựng trên các thị trường tương tự theo phân khúc mục đích chuyến đi để đảm bảo một mô hình dự đoán ổn định và đáng tin cậy.