Các quyết định trong việc lập kế hoạch lịch bay hãng hàng không
Lập kế hoạch lịch bay của hãng hàng không liên quan đến việc phát triển lịch bay với tầm nhìn về các hoạt động trong tương lai của hãng hàng không. Nó cũng liên quan đến việc phát triển lịch trình của tất cả các nguồn lực (máy bay, cổng, phi hành đoàn và nhân viên sân bay) được sử dụng để hỗ trợ hoạt động bay. Để hoàn thành nhiệm vụ này, một số nhiệm vụ được xem xét trong quy trình lập kế hoạch lịch bay của hãng hàng không. Những nhiệm vụ này bao gồm dự báo nhu cầu, phân tích cạnh tranh, xác định tần suất chuyến bay, xác định thời gian khởi hành chuyến bay và xác định tải cung ứng. Mục tiêu chính là tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực trong khi duy trì các quy định và các quy tắc công việc cần thiết khác (Barnhart et al. 2003a; Abdelghany và Abdelghany 2012; Belobaba et al. 2015; Bazargan 2016; Teodorovic 2017).
1. Dự báo nhu cầu thị trường và phân tích cạnh tranh
Hãng hàng không cần ước lượng số khách hiện hành và tương lai trên từng chặng bay khác nhau mà họ đang bay hoặc nhắm đến trong tương lai. Hãng cũng cần ước tính thị phần trên mỗi thị trường này, cũng như của đối thủ cạnh trạnh hiện tại và tiềm năng. Muốn vậy hãng cần tổng hợp số liệu nhu cầu trong quá khứ theo mùa, điều kiện kinh tế, các sự kiện đặc biệt, đặc biệt thu thập thông tin lịch bay của các đối thủ cạnh tranh càng nhiều càng tốt.(Armstrong 2001). Những thông tin này bao gồm: lịch bay, số chỗ còn trống và giá ở các hạng vé. Hãng hang không cũng cần thu thập thông tin về các phương tiện vận chuyển khác đặc biệt đối với các chặng ngắn. Những dữ liệu này được tổng hợp và và phân tích bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau nhằm dự báo thị phần của hãng hang không trên các thị trường khác nhau.
2. Các thị trường khai thác (city pairs)
Một quyết định quan trọng của các hãng hàng không là xác định thị trường (chặng bay) nào sẽ khai thác. Các yếu tố chính đằng sau các quyết định này là chi phí và doanh thu (nghĩa là lợi nhuận), các nguồn lực hiện có và khả năng duy trì thị trường. Các hãng hàng không thường quyết định lựa chọn chuyến bay nào có lợi nhuận cao (Reiss và Spiller 1989; Barrett 2001). Một chặng bay có thể tự nó có lãi hoặc đóng góp vào lợi nhuận toàn mạng. Hãng tăng cường nguồn lực để mở thêm các chặng bay có lãi. Họ cũng chuyển các nguồn lực từ các thị trường ít lợi nhuận hoặc có lợi nhuận thấp hơn sang các thị trường có lợi nhuận cao hơn. Khi một hãng hàng không cung cấp dịch vụ trong một cặp thành phố, họ nhằm mục đích tăng cường sự tồn tại và dịch vụ duy trì của họ. Các hãng hàng không sẽ bỏ qua các thị trường có nhu cầu thấp hoặc cạnh tranh khắc nghiệt.
3. Tần suất chuyến bay
Dựa trên dự báo nhu cầu, cạnh tranh và các nguồn lực sẵn có, các hãng hàng không quyết định số chuyến bay sẽ thực hiện trên một thị trường. Khách hàng thường thích lựa chọn hãng có tần suất chuyến bay cao hơn vì nó giúp họ linh hoạt hơn khi đặt vé (Hassan et al. 2009; Pai 2010; Brueckner và Luo 2014). Tần suất chuyến bay có thể được tính theo ngày hoặc tuần. Một chuyến bay trong lịch được xây dựng để có thể lặp lại hàng ngày với một số chuyến được thêm hoặc gỡ bỏ va2omo65t số ngày nhất định trong tuần. Vì vậy hãng hàng không có khuynh hướng cung cấp các dịch vụ thường xuyên trên các thị trường giá cao vì khách ở đây thường linh hoạt trong việc lựa chọn hành trình của mình.
4. Giờ khởi hành / giờ hạ cánh
Hãng hàng không chọn thời gian khởi hành tối ưu cho mỗi chuyến bay để tạo ra những hành trình được nhiều người lựa chọn nhằm tối đa hóa lượng khách trên chuyến bay cục bộ và chuyến bay nối chuyến (Borenstein và Netz 1999; Abdelghany et al. 2017). Mục tiêu là lập lịch các chuyến bay xung quanh thời gian đi / đến ưa thích của khách. Việc chọn thời gian khởi hành cũng nhằm tối ưu hóa phân bổ các nguồn lực khai thác của hãng như tàu bay, phi hành đoàn, thời gian cấp phát để hạ cánh và các cổng đến ở sân bay. Do rang buộc về slot của sân bay, hãng hàng không lập lịch chi các chuyến bay nhằm đáp ứng khung thời gian mà họ được cấp phát slot. Khi lập lịch cho các chuyến bay đến một sân bay, thời gian khởi hành của các chuyến bay này cần được kết hợp nhằm tránh gây tắc nghẽn ở sân bay. Sân bay với các nguồn lực bị hạn chế về cổng đến, đường lăn và dịch vụ mặt đất khó có thể đáp ứng phục vụ một số lượng lớn các chuyến bay đến trong một khoảng thời gian.
5. Phân công đội tàu bay (Fleet Assignment)
Hãng cần phân công đội tàu bay phù hợp cho các chuyến bay trong lịch. Có nhiều yếu tố để đưa ra giải pháp phân công đội tàu bay (Gu et al. 1994; Subramanian et al. 1994; Hane et al. 1995) gồm: số tàu bay trong mỗi đôi bay, ghế và tải cargo cung ứng, tầm bay của tàu bay, các cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc khai thác đội tàu bay ở các sân bay trong mạng đường bay của hãng hàng không. Việc phân công đội tàu bay nhằm tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí khai thác bao gồm chi phí xăng dầu, chi phí phi hành đoàn chi phí đậu lại và bay qua.