Quản trị gián đoạn

Khi bắt đầu một chu kỳ kinh doanh, một kế hoạch hoạt động tối ưu hoặc gần tối ưu được triển khai bằng cách sử dụng một số mô hình và giải pháp tối ưu nhất định. Trong khi các hoạt động khai thác đang theo kế hoạch như vậy, thỉnh thoảng có thể xảy ra gián đoạn do các yếu tố không lường trước bên trong hoặc bên ngoài gây ra. Kết quả là, kế hoạch hoạt động ban đầu có thể không còn tối ưu, hoặc thậm chí không khả thi. Do đó, chúng ta cần tự động điều chỉnh kế hoạch ban đầu và thực hiện theo kế hoạch mới sao cho phản ánh được các ràng buộc và mục tiêu theo tình huống mới đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của sự gián đoạn. Quá trình này được gọi là quản trị gián đoạn. 

Có những yếu tố không thể kiểm soát như thời tiết, ATC,  An ninh, an toàn, Y tế và các yếu tố có thể kiểm soát được như  chậm trễ về mặt kỹ thuật ,Thay thế tàu bay, Phi hành đoàn không khả dụng ,Chậm trễ suất ăn , Khách bị từ chối lên tàu…

Một số khái niệm về gián đoạn:

- Gián đoạn máy bay: Một chiếc máy bay không thể hoàn thành lịch trình ban đầu của nó.

- Gián đoạn sân bay: Sân bay nơi xảy ra gián đoạn chuyến bay.

- Gián đoạn chuyến bay: Chuyến bay do sự cố bất thường không thể khởi hành và / hoặc đến nơi đúng giờ theo lịch.

- Gián đoạn thành viên phi hành đoàn :Một thành viên phi hành đoàn không thể hoàn thành lịch trình ban đầu.

- Gián đoạn hành khách:

- Gián đoạn trong các hoạt động khai thác của HHK: Các hoạt động khai thác của HHK không theo trình tự thường xyên hoặc theo kế hoạch

- Bài toán gián đoạn và kích cỡ của bài toán

1.1  Ảnh hưởng của việc gián đoạn lịch bay:

- Gây trễ chuyến cho các máy bay khác cũng như phi hành đoàn và hành khách.

-Hành khách lỡ nối chuyến

-Phi hành đoàn dự bị được gọi thay thếà chi phí

-Gây cho khách và phi hành đoàn bị delay dây chuyền trên máy bay bị delay.

Phá hỏng toàn bộ các hoạt động khai thác đã được lập kế hoạch. Phi hành đoàn, hành khách và máy bay hoạt động thông qua hệ thống network của hãng HK và ảnh hưởng đứt gãy toàn bộ hệ thống.

1.2 Chi phí khi có chuyến bất thường (tại USA)

Để đưa ra giải pháp và đánh giá giá pháp trong quản trị gián đoạn, chúng ta cần quan tâm đến các chi phí chủ yếu cho mỗi gián đoạn

- Chi phí chuyến bay/máy bay: chi phí tại sân bay (chi phí cất cánh và hạ cánh, phí đậu lại và xử lý), chi phí dịch vụ, chi phí bảo dưỡng cho loại máy bay, chi phí dẫn đường tiêu hao nhiên liệu (đối với từng loại máy bay).

- Chi phí PHĐ: chi phí tiền lương của các thành viên phi hành đoàn (khác nhau tùy theo cấp bậc lương), giờ làm thêm và công tác phí theo ngày, chi phí khách sạn và chi phí đi lại của phi hành đoàn (khi một thành viên phi hành đoàn làm khách trên chuyến bay để làm nhiệm vụ).

- Chi phí hành khách: chi phí suất ăn tại sân bay, chi phí khách sạn của hành khách và bồi thường cho hành khách.

Cuối cùng, có một chi phí khó định lượng hơn cũng nên được đưa vào: chi phí trì hoãn hoặc hủy chuyến bay theo quan điểm của hành khách để đánh giá tác động của các quyết định đối với hành khách.


Khoảng 30- 30$/ phút delay. Nếu hủy chuyến thì chi phí là $11,600 theo Shavell (2000) và Econometrica (2010) , $14,800 bởi DOT (chuyến bay quốc nội) , $50,000 hoặc nhiều hơn đối với chuyến bay quốc tế.

1.3 Những đối tượng bị tác động khi có gián đoạn xảy ra:

Các nhà quản lý hãng hàng không

Các đối tác của hãng hàng không (nhà cung cấp xăng dầu, công ty kỹ thuật, suất ăn)

Thành viên phi hành đoàn và thợ bảo dưỡng máy bay

Các công ty khai thác tại tại sân bay

Các nhà cung cấp dịch vụ tại sân bay (khách sạn, dịch vụ vận chuyển)

Công ty quản lý bay (tại sân bay, vùng quản lý, hệ thống)

Và hành khách

Vì vậy hãng hàng không cần quyết định khôi phục lại các hoạt động để các chuyến bay của hãng hàng không trở lại lịch ban đầu nhất nhằm giảm thiểu chi phí thiệt hại.

2. XỬ LÝ CÁC CHUYẾN BAY BẤT THƯỜNG

Khi tiến hành khôi phục lịch bay, chúng ta có các giả định sau: Tại một thời điểm bất kỳ trong ngày, nhà quản lý hãng hành không biết được tình trạng của hệ thống: Địa điểm và tính khả dụng của các nguồn lực (máy bay, phi công và tiếp viên), tình trạng của hành khách (khách bị gián đoạn hay không) cũng như đích đến trong hành trình của họ.

Mục tiêu của việc khôi phục là tối thiểu hóa chi phí trễ chuyến và chi phí hủy chuyến, đó là chi phí phát sinh cho đội bay dự bị, chi phí tàu bay thay thế, chi phí bồi thường khách, chi phí cơ hội,…

2.1 Các thông tin cần thiết khi khôi phục